tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr

Sức mạnh của suy nghĩ

Thứ ba - 22/12/2020 07:41
Suy nghĩ thật sự rất mạnh mẽ, dường như cơ thể của chúng ta đang bị lệ thuộc vào những dòng xoáy của suy nghĩ.  Não nhận thức được thông qua các giác quan và bắt đầu hình thành suy nghĩ, nhận thức về những sự kiện trong cuộc sống. Trong tâm lý học, từ những suy nghĩ của cá nhân sẽ hình thành những cảm xúc lẫn hành động tương ứng với suy nghĩ đó.
NHẬN THỨC( SUY NGHĨ) -> CẢM XÚC-> HÀNH ĐỘNG
suy nghi 1

Một ví dụ thực tế như cùng một câu chuyện thi rớt đại học, có người lại suy nghĩ bi quan, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và cuối cùng là giải quyết bằng một hành động đáng tiếc. Nhưng có người lại không như thế, thi trượt nhưng lại suy nghĩ rất lạc quan, hình thành nên những cảm xúc tích cực và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà tâm thần học Aaron T. Beck và nhà tâm lý học Albert Ellis đã cùng nhau xây dựng mô hình điều trị mới để giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân. Từ mô hình này đã khám phá ra nguồn gốc của đau buồn không phải lúc nào cũng không nhận thức được và những ai trải qua nỗi đau do xúc cảm thường rơi vào suy nghĩ lệch lạc. Nói cách khác, cảm giác bi quan như lo âu hoặc chán nản thường do cách hiểu sai lệch của thế giới này gây ra.
Beck đã đưa ra một bài tập để kiểm tra tầm ảnh hưởng của suy nghĩ: nhắm 2 mắt lại và hình dung quả chanh màu vàng tươi được cắt làm đôi trên chiếc dĩa trắng sạch sẽ. Bạn nhìn thấy nước chanh tuôn ra và ngửi thấy hương chanh. Lúc này tưởng tượng mình cầm nửa quả chanh, vắt nhẹ nhàng rồi sau đó cắn một miếng và cảm nhận vị chua trên lưỡi. Lúc này về phương diện vật lý, hãy để ý điều đang xảy ra. Bạn có chảy nước miếng không? Đây là phản ứng của cơ thể bạn đối với hình tượng sinh động. Trên thực tế có nhiều trường hợp cơ thể bạn phản ứng lại y như những gì bạn tưởng tượng đang thực sự xảy ra với mình.
Từ bài tập ở trên, suy nghĩ tác động vô cùng mạnh mẽ đến cảm nhận của bạn. Trong lúc nghĩ đến vị chanh chua khiến bạn chảy nước miếng thì suy nghĩ như vậy cũng có thể làm bạn cảm thấy căng thẳng và lo âu trong khi không có mối nguy hiểm nào thực sự tồn tại. Nói cách khác, khi bạn tưởng tượng một thảm họa như bị đau tim hoặc bị người yêu ruồng bỏ chẳng hạn, thì bạn sẽ cảm thấy lo âu. Những suy nghĩ và hình ảnh này làm cho các cơ thắt lại, tim đập nhanh hơn, và hai lòng bàn tay toát mồ hôi. Suy nghĩ như vậy đóng vai trò then chốt trong nỗi lo âu của bạn.
suy nghi 2
 

Norman Vincent Peale đã từng nói “Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào thói quen hàm dưỡng tâm trí của chúng ta. Vì vậy, hãy thực hành suy nghĩ hạnh phúc mỗi ngày. Hãy hàm dưỡng một trái tim vui vẻ, phát triển thói quen hạnh phúc, rồi cuộc sống sẽ đầy ấp những niềm vui”.
Khi bạn thay đổi suy nghĩ, bạn thực sự có thể thay đổi cuộc đời.
 

Tác giả bài viết: Dương Thị Thanh Nguyên

Nguồn tin: Trích từ “10 giải pháp loại bỏ lo âu” của Pamela S. Wiegartz, Kevin L.Gyoerkoe, NXB Từ điển bách khoa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến
Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay366
  • Tháng hiện tại14,215
  • Tổng lượt truy cập1,632,934
Bản quyền thuộc về: tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây