tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr

Trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ

Thứ năm - 23/02/2023 09:39
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao rất khó để trở lại với công việc sau kỳ nghỉ? Bạn thấy mình rơi vào hụt hẫng, buồn bã sau lễ, cảm giác tiêu cực này diễn ra khi bạn dành nhiều thời gian để gặp gỡ và vui vẻ với gia đình, người thân và bạn bè. Điều này cũng rất phổ biến sau khi một sự kiện quan trọng xảy ra trong đời bạn như sau khi đám cưới hay đi du lịch về.Vậy làm sao để ứng phó vấn đề trầm cảm sau ngày lễ, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1.Trầm cảm sau kì nghỉ lễ là gì?
Còn được gọi là hội chứng hậu kỳ nghỉ, căng thẳng hoặc trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ. Tình trạng tụt dốc này có thể có ảnh hưởng nặng nề trong một thời gian ngắn kể từ lúc kỳ nghỉ chấm dứt và quay trở lại cuộc sống thường nhật.
Trầm cảm sau kỳ nghỉ có nhiều triệu chứng giống của chứng lo âu hoặc rối loạn tâm trạng: mất ngủ, năng lượng thấp, cáu kỉnh, khó tập trung và lo lắng. Nhưng không giống như chứng trầm cảm lâm sàng, sự buồn bã chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Điều này sẽ khác đối với mỗi người. Nhưng nếu sau một thời gian, bạn vẫn không mong đợi các sự kiện sắp tới hoặc bạn tiếp tục nhớ về những ngày lễ với tâm trạng buồn bã thay vì thích thú, thì đã đến lúc bạn nên nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
tram cam sau nghi le
Ảnh minh họa
2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ là gì?
Có tương đối ít nghiên cứu về chủ đề này, nhưng các chuyên gia nhất trí rằng sự giảm sút lượng adrenaline là nguyên nhân chính. Tiến sĩ Eileen Kennedy-Moore, nhà tâm lý học lâm sàng có trụ sở tại NJ, Princeton, cho rằng sự dừng đột ngột của các hormone căng thẳng sau một sự kiện lớn, có thể là đám cưới, một thời điểm quan trọng hoặc đơn giản là ngày lễ, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm sinh lý của chúng ta.
Về cơ bản, đó là cách bộ não cố gắng khôi phục trật tự khi phải điều chỉnh các trải nghiệm khác nhau một cách rõ rệt. Và rõ ràng, nhiều người trong số chúng ta nghỉ lễ hơn một tuần; điều đó đã mang lại sự thay đổi lớn so với cuộc sống thường nhật. 
3. Thống kê về trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ
  • Theo Liên Hiệp Quốc Gia Trợ Giúp Người Mắc Bệnh Tâm Thần (NAMI), khoảng 24% số người được chẩn đoán có vấn đề sức khoẻ tâm thần nhận thấy rằng những ngày nghỉ khiến tình trạng của họ “tồi tệ hơn rất nhiều” và 40% “có phần tồi tệ hơn”.
  • Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, những tháng khó khăn nhất đối với những người mắc chứng rối loạn tâm lý theo mùa, một dạng trầm cảm, ở Hoa Kỳ có xu hướng là tháng Giêng và tháng Hai. Điều này có thể tạo ra cảm giác tiêu cực sau kỳ nghỉ ở 5% người lớn Hoa Kỳ trải qua SAD.
  • Mặc dù là một lời đồn về việc các vụ tự tử gia tăng vào những ngày lễ, nhưng một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên Tạp chí Y học Cấp cứu cho thấy rằng. Ngày đầu năm mới là một trong những thời điểm có số lượng người uống thuốc độc với ý định tự tử cao nhất.
4.Tại sao chúng ta cảm thấy chán nản sau những kỳ nghỉ?
Ngay cả khi những ngày nghỉ của bạn không vui vẻ mấy, bộ não vẫn phóng đại những hình ảnh thực tế về cuộc sống hàng ngày, khiến cho việc quay trở lại cuộc sống thường nhật làm bạn lo lắng và buồn phiền hơn.
4.1. Bộ não đang lừa chúng ta
Theo Tiến sĩ Melissa Weinberg, nhà tư vấn nghiên cứu và nhà tâm lý học chuyên về sự hạnh phúc và hiệu suất, đó là một dấu hiệu của hoạt động tâm lý lành mạnh. “Đó chỉ là một trong hàng loạt ảo tưởng mà bộ não đánh lừa chúng ta, giống như cách chúng ta nghĩ rằng những điều tồi tệ có nhiều khả năng xảy ra với người khác hơn là với chúng ta. Trớ trêu thay, khả năng tự đánh lừa bản thân mỗi ngày lại là một dấu hiệu cho thấy tinh thần và tâm lý đang hoạt động tốt,” Weinberg giải thích trên tờ The New Daily.
“Vì vậy, cho dù chúng ta có tận hưởng kỳ nghỉ của mình hay không, bộ não sẽ tự nhiên khiến chúng ta tin rằng chúng ta đã tận hưởng hay chúng ta muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Từ đó, cảm xúc chúng ta bị ảnh hưởng tiêu cực sau một kỳ nghỉ vui vẻ." Nói cách khác, cảm xúc của bạn bị ảnh hưởng như nhau cho dù bạn có một kỳ nghỉ tồi tệ hay tuyệt vời.
4.2. Kiệt sức về mặt cảm xúc
Áp lực từ việc giải quyết các tình huống khó khăn, duy trì các mối quan hệ và giữ bình tĩnh trong những ngày nghỉ lễ là một yếu tố khác có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau kỳ nghỉ.
Theo Tiến sĩ Judith Orloff, bác sĩ tâm thần và tác giả của cuốn sách “Thriving as an Empath”: “Việc giả vờ hạnh phúc có thể cực kỳ tốn sức.” Ý tưởng này được chia sẻ bởi Tiến sĩ Richard O’Connor, nhà trị liệu tâm lý, người đã đưa ra thuyết rằng chúng ta “tự trang bị” trong kỳ nghỉ như một cơ chế đối phó với căng thẳng, những cảm xúc tiêu cực và tình huống khó khăn.
4.3. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống nhiều đường và rượu mà nhiều người trong chúng ta có trong kỳ nghỉ lễ cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ. Rượu là một chất gây trầm cảm được công nhận rộng rãi và các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa đồ ăn vặt với chứng trầm cảm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sau một khoảng thời gian buông thả bản thân dài gần một tháng, chúng ta có thể không có tâm trạng tốt nhất.
5. Làm thế nào để vượt qua trầm cảm sau kỳ nghỉ lễ
Để đưa bản thân thoát khỏi sự buồn bã sau một cuộc vui đòi hỏi phải tập trung vào những điều cơ bản về sức khỏe thể chất và tinh thần và điều chỉnh kỳ vọng:
5.1. Chăm sóc bản thân
Giấc ngủ chất lượng, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng — các nền tảng lối sống lành mạnh này được các chuyên gia khuyên dùng để cải thiện tâm trạng và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Giữa các lễ hội đêm khuya, bạn sẽ thường gặp các loại đồ ăn nhẹ có đường và danh sách việc cần làm dài dằng dặc, những điều này có thể khiến bạn bỏ quên chế độ lành mạnh của mình. Việc thiết lập lại các thói quen sinh hoạt và không thương lượng với những điều khiến bạn xa rời chế độ lành mạnh của mình là điều cần thiết để bạn đi đúng hướng nếu bạn đang gặp khó khăn về mặt cảm xúc.
5.2. Sắp xếp thời gian cho niềm vui
Tương tác xã hội là một thành phần quan trọng để nâng cao sức khỏe. Khi các bữa tiệc ngày lễ đã kết thúc, một cuốn lịch trống không có thể khiến bạn cảm thấy hơi chán nản. Điền vào bảng kế hoạch của bạn các hoạt động bạn yêu thích sẽ cho bạn điều gì đó để mong đợi và giúp duy trì hiệu ứng tương phản. Giữ liên lạc và dành thời gian gặp gỡ bạn bè và những người khác mà bạn quan tâm - ngay cả khi bạn cảm thấy không thích, điều đó cũng có thể mang lại một sự thúc đẩy tốt.
5.3. Hãy kiên nhẫn và đối xử nhẹ nhàng với bản thân
Trầm cảm sau kỳ nghỉ sẽ không tồn tại mãi mãi. Trong thời gian chờ đợi, hãy cho phép bản thân buồn bã. Đừng tự trách bản thân vì có tâm trạng như vậy và hãy dành thời gian bạn cần để tự điều chỉnh bản thân. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy xem xét tham khảo ý kiến chuyên gia.

 

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Nguồn tin: tamlyvietphap.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay465
  • Tháng hiện tại9,482
  • Tổng lượt truy cập1,628,201
Bản quyền thuộc về: tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây