Chăm sóc người bệnh tâm thần là một công việc vừa khó khăn, vừa vất vả lại không kém phần hiểm nguy. Mỗi bệnh nhân một tính cách khác nhau, có người trầm tính, ít nói, ngược lại có người khi thì đi lại lẩm bẩm trong miệng, hát hò, la hét, khóc rồi cười vô cớ...hoàn cảnh mắc bệnh của họ khác nhau có thể do di truyền, do mắc phải những cú sốc tinh thần, làm việc quá căng thẳng hay do bị áp lực từ cuộc sống mà phát bệnh và phần lớn các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhiều bệnh nhân không có người nhà chăm sóc nên mọi sinh hoạt hằng ngày đều do các điều dưỡng của bệnh viện phụ trách.
Ai cũng biết rằng, điều trị, chăm sóc các bệnh nhân bình thường đã khó, huống chi là trực tiếp chăm sóc những bệnh nhân bị tổn thương về thần kinh, tâm thần thì càng khó khăn gấp bội. Luôn coi bệnh nhân như người trong gia đình, chịu khó, nhẫn nại và đặc biệt phải đặt chữ tâm lên hàng đầu là đức tính cần có nhất của một cán bộ y tế tại bệnh viện tâm thần. Hơn 10 năm thành lập tại fb88 thể thao
tuy có gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng bệnh viện chúng tôi có thể thấu hiểu được bệnh nhân ở đây đều là đối tượng đặc biệt, gồm các bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn tâm thần, trầm cảm, động kinh, nghiện chất... Đặc biệt hơn những lúc bệnh nhân phát bệnh, có những người bệnh kích động đập phá đồ đạc, đánh người thân và đồng bệnh, nói nhảm, cho rằng cho người hại mình, bị ma quỹ ám…, có những bệnh nhân ca hát, nhảy múa cả ngày, lại có những người thu rút, sợ sệt, trốn trong góc phòng... khi điều dưỡng đến hỏi, họ sẽ có hành vi chống đối ,cộc cằn, nóng nảy, thâm chí tấn công nhân viên. Cho nên y, bác sĩ điều dưỡng làm việc ở môi trường này phải là những người thấu hiểu sâu sắc tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mới có thể gắn bó lâu dài được.
Cụ thể, công việc ở các khoa lâm sàng tại bệnh viện buổi sáng, người bệnh được nhân viên khoa tập trung để tập thể dục
Ảnh BN tập thể dục buổi sáng
Sau đó người bệnh thường hay đi lang thang trong khuôn viên khoa, trò chuyện với nhau, với người thân nhưng cũng có người ngồi nói chuyện một mình. Khi thấy người lạ đến, nhiều bệnh nhân vội xúm lại để bắt chuyện làm quen. Thỉnh thoảng lại có tiếng la hét xen lẫn những lời chửi bới của người bệnh trong cơn kích động. hàng ngày các y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý thường xuyên nhắc nhở những người bệnh dọn dẹp, vệ sinh buồng bệnh sạch sẽ, điều dưỡng phải đôn đốc người bệnh hoặc làm toàn bộ, giúp bệnh nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm giặt, gội đầu, gấp chăn, màn, cắt tóc, cắt móng tay...
Ảnh Các chị hỗ trợ cạo râu, cắt móng chân cho BN
Những bệnh nhân nặng thì điều dưỡng phải trực tiếp đút cơm cho bệnh nhân, những bệnh nhân trầm cảm nặng chống đối không chịu ăn uống thì điều dưỡng cho ăn qua sonde dạ dày.
Ảnh Nhân viên hỗ trợ BN ăn cơm
Những đêm trực, các điều dưỡng đi tua kiểm tra từng phòng bệnh để nhắc nhở bệnh nhân vào giường ngủ, nhắc bệnh nhân giăng màn, đắp chăn cho bệnh nhân, bởi các bệnh nhân tâm thần bị sa sút, người già bị bệnh tâm thần thường không tự chăm sóc bản thân được tốt. Để đảm bảo cho người bệnh luôn được chăm sóc chu đáo. Khi mắc bệnh tâm thần, nhiều người bệnh thường có định kiến, có ý nghĩ muốn chết, tìm mọi cách để tự sát. Cho nên y, bác sĩ, điều dưỡng luôn phải tiên lượng mọi tình huống có thể xảy ra và cử người theo dõi sát không để bệnh nhân thực hiện hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Trong công tác chăm sóc cho bệnh nhân dùng thuốc thường gặp những khó khăn, có bệnh nhân khi uống thuốc thấy thuyên giảm sau lại tự bỏ thuốc không chịu uống tiếp vì nhiều lý do như bệnh nhân phủ định bệnh, uống thuốc nóng trong người, tăng cân, đã khỏi bệnh nên không uống nữa,…cho nên dễ bị tái phát. Đối với các bệnh nhân này, người điều dưỡng phải kiểm tra người bệnh uống thuốc trước mặt mình, những trường hợp bệnh nhân bị kích động hoặc rối loạn cảm xúc thường là kê đơn thuốc để cắt cơn tại chỗ cho bệnh nhân kết hợp phương pháp phục hồi chức năng, điều trị tâm lý, tư vấn, nói chuyện nhằm giúp bệnh nhân bớt sợ hãi và ổn định nhanh hơn.
Ảnh BN xếp hàng chuẩn bị uống thuốc
Với những bệnh nhân tâm thần, ngoài sử dụng thuốc cho bệnh nhân thì điều trị tâm lý chiếm tới hơn 50% thời gian và hiệu quả trong điều trị bệnh. Bệnh nhân tâm thần cũng cần có cách ứng xử và thái độ phục vụ đặc biệt, các điều dưỡng thường gọi bệnh nhân bằng tên và nhớ rõ đặc điểm bệnh và hoàn cảnh của họ. Nhờ đó, điều dưỡng đã thiết lập mối quan hệ gần gũi, tạo niềm tin với bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh.
Những lúc người bệnh buồn chán vì nằm viện lâu không có người thân thăm nom muốn được về nhà sẽ có những hành động kích động, không kiềm chế cảm xúc, các y bác sĩ, điều dưỡng hiểu được tính tình mỗi bệnh nhân mà lựa lời an ủi, động viên để họ an tâm trở lại và sẻ chia tâm tư, nguyện vọng. Bệnh viện cũng đã tạo được không khí vui chơi, giải trí cho bệnh nhân tham gia như: đánh bóng chuyền, hát karaoke, trồng cây, làm cỏ, làm nhắc nồi, những buổi xem ti vi, sinh hoạt nhóm giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái tinh thần, quên đi những suy nghĩ tiêu cực.
Ảnh BN thực hiện các biện pháp lao động dưới sự hướng dẫn của nhân viên bệnh viện
Thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân tâm thần nặng các điều dưỡng và y bác sĩ đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc điều trị bệnh nhân tâm thần là không bao giờ đi trước bệnh nhân, không để vật sắc nhọn trong phòng bệnh và cách phản xạ nhanh lẹ để kịp thời đối phó các tình huống bất ngờ do người bệnh gây ra.
Những câu chuyện như: điều dưỡng vừa mở cửa phòng bệnh, bệnh nhân đã chạy trốn hay điều dưỡng bị bệnh nhân tấn công từ phía sau đã trở thành những bài học nằm lòng để nhắc nhở những điều dưỡng trẻ… Nguy hiểm là thế, nhưng những hành vi đó không làm cho điều dưỡng, y bác sĩ ghét bỏ bệnh nhân, trái lại chúng tôi cảm thấy cảm thông người bệnh nhiều hơn và muốn giúp họ sớm khỏi bệnh trở về nhà sống hòa nhập với gia đình và có thể lao động như những người bình thường khác.