Trị liệu âm nhạc cho trẻ em tự kỷ
- Thứ sáu - 26/08/2022 10:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng nhanh ở nước ta. Trẻ tự kỷ cần được can thiệp kịp thời và hỗ trợ đúng cách bằng nhiều loại hình trị liệu khác nhau nhằm hạn chế khiếm khuyết tối đa trong quá trình phát triển nhận thức và trí tuệ. Hiện nay, phương pháp trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ đang được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng.
1.Trị liệu âm nhạc là gì?
Theo Liên đoàn Âm nhạc trị liệu thế giới: “Trị liệu âm nhạc là việc sử dụng các yếu tố cấu thành âm nhạc như âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu, hòa âm bởi một nhà trị liệu có trình độ với một hoặc một nhóm người”.
Mục đích của trị liệu âm nhạc là thay đổi cảm xúc, ý nghĩ của bệnh nhân theo chiều hướng tích cực, gia tăng trí nhớ, phục hồi và phát triển khả năng giao tiếp xã hội, giúp bệnh nhân có tinh thần lạc quan, can đảm hơn khi phải chống chọi với những nỗi đau về tinh thần hay thể xác.
Trị liệu bằng âm nhạc cho người bị khuyết tật đã có từ đầu thế kỷ thứ 20. Ở Hoa Kỳ, Hội Trị Liệu Âm Nhạc Quốc Gia (the National Association for Music Therapy) được thành lập vào năm 1950 với chủ đích nâng cao kỹ năng và khôi phục những chấn thương tâm lý cho những bệnh nhân bị khuyết tật trí tuệ hay rối loạn tâm thần ở các trung tâm điều trị và nhiều bệnh viện lớn.
Liệu pháp âm nhạc có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện các kỹ năng trong các lĩnh vực như giao tiếp, kỹ năng xã hội, các vấn đề về giác quan, hành vi, nhận thức, kỹ năng tri giác, vận động và tính tự lập hoặc tự quyết định.
Liệu pháp âm nhạc cũng có thể giúp những trẻ không thích một số âm thanh, để đối phó với sự nhạy cảm của âm thanh hoặc sự khác biệt của cá nhân trong quá trình xử lý thính giác. Nếu trẻ đã có vẻ thích và phản ứng với âm nhạc, bạn nên tìm đến các nhà trị liệu tự kỷ bằng âm nhạc để cải thiện hội chứng tự kỷ cho trẻ.
2. Phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ bằng âm nhạc
2.1.The Improvisonal Music Therapy (IMT): Đây là phương pháp trị liệu âm nhạc khá phổ biến, thích hợp cho những em tự kỷ thuộc dạng cao (high functioning) và có khả năng diễn đạt ý nghĩ hay cảm xúc bằng lời. Trị liệu âm nhạc IMT là dựa vào sự ngẫu nhiên, cảm hứng theo tình huống – thầy trò vừa thay phiên sáng tác tại chổ, vừa ca hát, hòa nhịp và bày tỏ cảm xúc cho nhau. Thông thường ở Hoa Kỳ, những chuyên viên trị liệu IMT được huấn luyện những kỹ năng về âm nhạc, đặc biệt là kiến thức tổng quát về các môn tâm lý học, giáo dục đặc biệt, sức khỏe tâm thần, và phải thực tập trong vòng 6 tháng, rồi trải qua một kỳ thi trắc nghiệm trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề ở bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão, nhà trẻ, ở những trung tâm cai nghiện, hoặc trung tâm điều trị bệnh tâm thần.
2.2. Music Interaction Therapy (MIT): là phương pháp trị liệu ít phổ biến, chỉ dành cho trẻ tự kỷ thuộc dạng thấp (low functioning), không có khả năng diễn đạt ngôn ngữ bằng lời. Trẻ theo học các lớp MIT được chỉ dẫn cách xử dụng các nhạc cụ đơn giản, chẳng hạn trống gõ, trống lục lạc để bắt nhịp theo lời ca hay tiếng đàn piano, guitar của giáo viên/chuyên viên. Phụ huynh cần lưu ý: MIT (The Music Interaction Therapy) không đòi hỏi giáo viên/chuyên viên phải được huấn luyện và có kiến thức chuyên môn như các giáo viên/chuyên viên trị liệu âm nhạc theo phương pháp IMT (The Improvisonal Music Therapy).
1.Trị liệu âm nhạc là gì?
Theo Liên đoàn Âm nhạc trị liệu thế giới: “Trị liệu âm nhạc là việc sử dụng các yếu tố cấu thành âm nhạc như âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu, hòa âm bởi một nhà trị liệu có trình độ với một hoặc một nhóm người”.
Mục đích của trị liệu âm nhạc là thay đổi cảm xúc, ý nghĩ của bệnh nhân theo chiều hướng tích cực, gia tăng trí nhớ, phục hồi và phát triển khả năng giao tiếp xã hội, giúp bệnh nhân có tinh thần lạc quan, can đảm hơn khi phải chống chọi với những nỗi đau về tinh thần hay thể xác.
Trị liệu bằng âm nhạc cho người bị khuyết tật đã có từ đầu thế kỷ thứ 20. Ở Hoa Kỳ, Hội Trị Liệu Âm Nhạc Quốc Gia (the National Association for Music Therapy) được thành lập vào năm 1950 với chủ đích nâng cao kỹ năng và khôi phục những chấn thương tâm lý cho những bệnh nhân bị khuyết tật trí tuệ hay rối loạn tâm thần ở các trung tâm điều trị và nhiều bệnh viện lớn.
Liệu pháp âm nhạc có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện các kỹ năng trong các lĩnh vực như giao tiếp, kỹ năng xã hội, các vấn đề về giác quan, hành vi, nhận thức, kỹ năng tri giác, vận động và tính tự lập hoặc tự quyết định.
Liệu pháp âm nhạc cũng có thể giúp những trẻ không thích một số âm thanh, để đối phó với sự nhạy cảm của âm thanh hoặc sự khác biệt của cá nhân trong quá trình xử lý thính giác. Nếu trẻ đã có vẻ thích và phản ứng với âm nhạc, bạn nên tìm đến các nhà trị liệu tự kỷ bằng âm nhạc để cải thiện hội chứng tự kỷ cho trẻ.
2. Phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ bằng âm nhạc
2.1.The Improvisonal Music Therapy (IMT): Đây là phương pháp trị liệu âm nhạc khá phổ biến, thích hợp cho những em tự kỷ thuộc dạng cao (high functioning) và có khả năng diễn đạt ý nghĩ hay cảm xúc bằng lời. Trị liệu âm nhạc IMT là dựa vào sự ngẫu nhiên, cảm hứng theo tình huống – thầy trò vừa thay phiên sáng tác tại chổ, vừa ca hát, hòa nhịp và bày tỏ cảm xúc cho nhau. Thông thường ở Hoa Kỳ, những chuyên viên trị liệu IMT được huấn luyện những kỹ năng về âm nhạc, đặc biệt là kiến thức tổng quát về các môn tâm lý học, giáo dục đặc biệt, sức khỏe tâm thần, và phải thực tập trong vòng 6 tháng, rồi trải qua một kỳ thi trắc nghiệm trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề ở bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão, nhà trẻ, ở những trung tâm cai nghiện, hoặc trung tâm điều trị bệnh tâm thần.
2.2. Music Interaction Therapy (MIT): là phương pháp trị liệu ít phổ biến, chỉ dành cho trẻ tự kỷ thuộc dạng thấp (low functioning), không có khả năng diễn đạt ngôn ngữ bằng lời. Trẻ theo học các lớp MIT được chỉ dẫn cách xử dụng các nhạc cụ đơn giản, chẳng hạn trống gõ, trống lục lạc để bắt nhịp theo lời ca hay tiếng đàn piano, guitar của giáo viên/chuyên viên. Phụ huynh cần lưu ý: MIT (The Music Interaction Therapy) không đòi hỏi giáo viên/chuyên viên phải được huấn luyện và có kiến thức chuyên môn như các giáo viên/chuyên viên trị liệu âm nhạc theo phương pháp IMT (The Improvisonal Music Therapy).
Ảnh minh họa
3. Một số kỹ thuật thường dùng trong trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ
3.1. Hỗ trợ cho trẻ nghe và hát.
• Nghe nhạc
Thói quen nghe nhạc có thể tác động sâu sắc đến thế giới tâm hồn và góp phần nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc của trẻ. Những bản nhạc du dương, êm dịu sẽ xoa dịu cảm xúc bi quan, khó chịu, cáu gắt, giận dữ. Những bài hát sôi nổi, vui tươi khuyến khích trẻ vận động, vui đùa. Ngoài ra, các giai điệu quen thuộc có thể hình thành dấu ấn sinh hoạt hàng ngày trong tâm trí trẻ.
Đầu tiên, chúng ta cần tập cho bé nhận biết và phản ứng với các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế những âm thanh có thể khiến trẻ khó chịu. Tiếp theo, hãy cho trẻ nghe những bản nhạc, bài hát phù hợp với đặc điểm rối loạn và sở thích cá nhân. Trẻ tăng động nên nghe nhạc nhẹ nhàng. Trẻ ù lì cần nghe nhạc sôi động.
• Hát cùng trẻ
Hoạt động này giúp trẻ tăng cường hứng thú đối với ngôn ngữ, lời nói, nâng cao khả năng nhận thức thế giới xung quanh và tăng cường kỹ năng giao tiếp xã hội. Việc phụ huynh hát thì thầm bên tai con trẻ luôn là cách thể hiện tình cảm chân thành, trìu mến mà mọi trẻ yêu thích.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, độc giả cần lựa chọn những bài hát ngắn gọn, ca từ đơn giản, giai điệu dễ nhớ và phù hợp với sở thích của trẻ. Bạn có thể sử dụng tranh ảnh hoặc thú bông để minh họa lời bài hát cũng như lôi kéo sự chú ý của con. Ngoài ra, giáo viên cũng nên đưa ra một số phần thưởng nho nhỏ để cổ vũ trẻ hát theo điệu nhạc.
3.2.Trò chơi âm nhạc.
Trò chơi âm nhạc thường bao gồm nhiều hoạt động như: lắng nghe, ca hát, nhảy múa, tương tác… Đối với trẻ em tự kỷ, các trò chơi cần dễ hiểu, đơn giản và có mức độ phù hợp. Vì nhóm đối tượng này phát triển khá chậm nên chúng ta cần kiên trì hướng dẫn, lặp lại cho đến khi trẻ hiểu rõ và bắt nhịp. Hãy tăng dần độ khó một cách khéo léo sao cho nội dung của trò chơi không thay đổi quá nhiều.
3.3. Dạy bé chơi nhạc cụ.
Hoạt động bổ ích này giúp trẻ tăng cường mức độ tập trung, cải thiện kỹ năng vận động và giảm thiểu hành vi không lành mạnh. Các loại nhạc cụ đơn giản, dễ chơi với âm thanh vui nhộn có thể khiến trẻ thêm hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc, từ đó phát huy tối đa sở trường cá nhân.
Phụ huynh, gia đình và xã hội cần quan tâm, chăm sóc trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ nhiều hơn nữa. Nhằm hỗ trợ các bé cải thiện kỹ năng và hòa nhập cộng đồng, chúng ta nên kết hợp đa dạng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong đó có liệu pháp âm nhạc.
3.4. Hình thức can thiệp cá nhân hoặc nhóm.
Giáo dục và trị liệu cá nhân là kỹ thuật được áp dụng chủ yếu đối với trẻ em tự kỷ. Đây là tiền đề quan trọng để bé tham gia những hoạt động âm nhạc theo nhóm. Lúc này, người hướng dẫn có thể tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết riêng biệt của từng trường hợp, từ đó giúp bé làm quen với giai điệu, bài hát.
Nếu tiến hành can thiệp theo nhóm, chúng ta cần phân chia trẻ tự kỷ theo mức độ phát triển các kỹ năng tương đồng. Thông thường, mỗi nhóm gồm có 5 bé. Những hoạt động âm nhạc theo nhóm mang đến cho trẻ cơ hội bước ra khỏi thế giới tách biệt của bản thân để tiếp xúc trực tiếp với bạn bè xung quanh, hình thành kỹ năng tương tác xã hội và nhận được sự nâng đỡ, động viên, khích lệ từ giáo viên và gia đình.
3.1. Hỗ trợ cho trẻ nghe và hát.
• Nghe nhạc
Thói quen nghe nhạc có thể tác động sâu sắc đến thế giới tâm hồn và góp phần nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc của trẻ. Những bản nhạc du dương, êm dịu sẽ xoa dịu cảm xúc bi quan, khó chịu, cáu gắt, giận dữ. Những bài hát sôi nổi, vui tươi khuyến khích trẻ vận động, vui đùa. Ngoài ra, các giai điệu quen thuộc có thể hình thành dấu ấn sinh hoạt hàng ngày trong tâm trí trẻ.
Đầu tiên, chúng ta cần tập cho bé nhận biết và phản ứng với các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế những âm thanh có thể khiến trẻ khó chịu. Tiếp theo, hãy cho trẻ nghe những bản nhạc, bài hát phù hợp với đặc điểm rối loạn và sở thích cá nhân. Trẻ tăng động nên nghe nhạc nhẹ nhàng. Trẻ ù lì cần nghe nhạc sôi động.
• Hát cùng trẻ
Hoạt động này giúp trẻ tăng cường hứng thú đối với ngôn ngữ, lời nói, nâng cao khả năng nhận thức thế giới xung quanh và tăng cường kỹ năng giao tiếp xã hội. Việc phụ huynh hát thì thầm bên tai con trẻ luôn là cách thể hiện tình cảm chân thành, trìu mến mà mọi trẻ yêu thích.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, độc giả cần lựa chọn những bài hát ngắn gọn, ca từ đơn giản, giai điệu dễ nhớ và phù hợp với sở thích của trẻ. Bạn có thể sử dụng tranh ảnh hoặc thú bông để minh họa lời bài hát cũng như lôi kéo sự chú ý của con. Ngoài ra, giáo viên cũng nên đưa ra một số phần thưởng nho nhỏ để cổ vũ trẻ hát theo điệu nhạc.
3.2.Trò chơi âm nhạc.
Trò chơi âm nhạc thường bao gồm nhiều hoạt động như: lắng nghe, ca hát, nhảy múa, tương tác… Đối với trẻ em tự kỷ, các trò chơi cần dễ hiểu, đơn giản và có mức độ phù hợp. Vì nhóm đối tượng này phát triển khá chậm nên chúng ta cần kiên trì hướng dẫn, lặp lại cho đến khi trẻ hiểu rõ và bắt nhịp. Hãy tăng dần độ khó một cách khéo léo sao cho nội dung của trò chơi không thay đổi quá nhiều.
3.3. Dạy bé chơi nhạc cụ.
Hoạt động bổ ích này giúp trẻ tăng cường mức độ tập trung, cải thiện kỹ năng vận động và giảm thiểu hành vi không lành mạnh. Các loại nhạc cụ đơn giản, dễ chơi với âm thanh vui nhộn có thể khiến trẻ thêm hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc, từ đó phát huy tối đa sở trường cá nhân.
Phụ huynh, gia đình và xã hội cần quan tâm, chăm sóc trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ nhiều hơn nữa. Nhằm hỗ trợ các bé cải thiện kỹ năng và hòa nhập cộng đồng, chúng ta nên kết hợp đa dạng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong đó có liệu pháp âm nhạc.
3.4. Hình thức can thiệp cá nhân hoặc nhóm.
Giáo dục và trị liệu cá nhân là kỹ thuật được áp dụng chủ yếu đối với trẻ em tự kỷ. Đây là tiền đề quan trọng để bé tham gia những hoạt động âm nhạc theo nhóm. Lúc này, người hướng dẫn có thể tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết riêng biệt của từng trường hợp, từ đó giúp bé làm quen với giai điệu, bài hát.
Nếu tiến hành can thiệp theo nhóm, chúng ta cần phân chia trẻ tự kỷ theo mức độ phát triển các kỹ năng tương đồng. Thông thường, mỗi nhóm gồm có 5 bé. Những hoạt động âm nhạc theo nhóm mang đến cho trẻ cơ hội bước ra khỏi thế giới tách biệt của bản thân để tiếp xúc trực tiếp với bạn bè xung quanh, hình thành kỹ năng tương tác xã hội và nhận được sự nâng đỡ, động viên, khích lệ từ giáo viên và gia đình.