Hành trình chinh phục trái tim
- Thứ hai - 03/08/2020 07:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tham vấn tâm lý là một thuật ngữ không còn xa lại ở các bệnh viện chuyên khoa và người làm hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp này đòi hỏi phải lĩnh hội được nhiều kỹ năng trong tham vấn và cả sự kiên trì. Tiếp xúc với người bệnh - cũng là thân chủ của mình, mỗi người một câu chuyện, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng với sứ mệnh là người trợ giúp tâm lý thì dù họ có như thế nào, bản thân nhà tham vấn cũng mong hỗ trợ họ tự tìm lấy những tiềm năng trong bản chất con người để có thể đối mặt và vượt qua khó khăn của mình.
Làm công tác chuyên môn ở bệnh viện, nhiều ca ấn tượng rất sâu, tôi nhớ có ca tham vấn nội trú mà tôi gọi là hành trình chinh phục trái tim. Bệnh nhân được chỉ định làm tâm lý tên H.K.T với chẩn đoán F31.6 (Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp). Sau quá trình tiếp xúc với người nhà, nhận ra bệnh nhân tồn tại nhiều khó khăn tâm lý và tổn thương trong quá khứ, nó càng thôi thúc tôi phải hỗ trợ tâm lý cho T trong quá trình điều trị nội trú. Tham vấn tâm lý còn đòi hỏi sự hợp tác và tự nguyện của thân chủ nên đôi khi cái mình tha thiết, tâm huyết lại không như mong muốn.
Ngày thứ nhất gặp bệnh nhân để thăm hỏi, động viên và cũng với tinh thần mong muốn hỗ trợ tâm lý nhưng đổi lại là một thái độ cọc cằn, ánh nhìn cáu gắt, không muốn tiếp xúc. Đó là lần đầu tiên tôi xuống khoa nội trú làm chuyên môn mà bản thân cảm thấy rất hụt hẫng. Ngày thứ hai xuống thăm hỏi vẫn là thái độ lạnh lùng không hợp tác, và tiếp tục những ngày sau đó, tôi vẫn kiên trì thăm hỏi nhưng vẫn chưa thấy kết quả. Tôi nhớ cũng khoảng gần một tháng, theo dõi T qua từng hoạt động, vẫn tiếp tục không bỏ cuộc để đến một ngày T nói muốn tâm sự.
Ngày đầu tiên làm việc với T, trải lòng về quá khứ khổ đau và những nhận thức sai lầm ở hiện tại, có một sự kiên định về những nhận thức sai lầm của mình với gia đình, nó dằn vặt và khiến tâm tính T cũng đổi thay rất nhiều. Một khi thân chủ đã chịu mở lòng và chủ động, quá trình tham vấn cũng sẽ thuận lợi hơn. Đối với trường hợp của thân chủ T đòi hỏi phải trải qua nhiều phiên tham vấn để tạo niềm tin, thiết lập mối quan hệ sau đó là một kế hoạch để thay đổi nhận thức và hành vi sai lệch. Tiếp theo đó là nhiều buổi trao đổi tiếp xúc, mối quan hệ với thân chủ cũng đã cải thiện hơn, vui vì thân chủ chịu bày tỏ, sẻ chia và tin tưởng mình. Trong tiến trình làm việc này, tôi cũng khá hồi hộp về phiên tham vấn gia đình, một sự đối mặt với người cha của mình, nguồn gốc cho những nhận thức sai lầm ở hiện tại của T. Đó là phiên tham vấn đáng nhớ, hình ảnh một người cha già ngồi bày tỏ với con mà tôi chắc chưa có một lần hai cha con T ngồi đối mặt với nhau mà chia sẻ như thế này. Một buổi nói chuyện rất lâu, có tủi hờn, trách móc, giận dỗi và cuối cùng những giọt nước mắt, trong buổi chiều hôm ấy tôi chỉ là người kết nối hai người thân lại với nhau, lắng nghe và phân giải, vậy mà sau bao năm mọi hiểu lầm và nghi ngờ của T đối với cha, cũng như sự yêu thương và khổ đau của người cha, cuối cùng vỡ òa trong những cung bậc cảm xúc buồn vui, họ đã chịu nhìn nhau bật khóc.
Làm công tác chuyên môn ở bệnh viện, nhiều ca ấn tượng rất sâu, tôi nhớ có ca tham vấn nội trú mà tôi gọi là hành trình chinh phục trái tim. Bệnh nhân được chỉ định làm tâm lý tên H.K.T với chẩn đoán F31.6 (Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp). Sau quá trình tiếp xúc với người nhà, nhận ra bệnh nhân tồn tại nhiều khó khăn tâm lý và tổn thương trong quá khứ, nó càng thôi thúc tôi phải hỗ trợ tâm lý cho T trong quá trình điều trị nội trú. Tham vấn tâm lý còn đòi hỏi sự hợp tác và tự nguyện của thân chủ nên đôi khi cái mình tha thiết, tâm huyết lại không như mong muốn.
Ngày thứ nhất gặp bệnh nhân để thăm hỏi, động viên và cũng với tinh thần mong muốn hỗ trợ tâm lý nhưng đổi lại là một thái độ cọc cằn, ánh nhìn cáu gắt, không muốn tiếp xúc. Đó là lần đầu tiên tôi xuống khoa nội trú làm chuyên môn mà bản thân cảm thấy rất hụt hẫng. Ngày thứ hai xuống thăm hỏi vẫn là thái độ lạnh lùng không hợp tác, và tiếp tục những ngày sau đó, tôi vẫn kiên trì thăm hỏi nhưng vẫn chưa thấy kết quả. Tôi nhớ cũng khoảng gần một tháng, theo dõi T qua từng hoạt động, vẫn tiếp tục không bỏ cuộc để đến một ngày T nói muốn tâm sự.
Ngày đầu tiên làm việc với T, trải lòng về quá khứ khổ đau và những nhận thức sai lầm ở hiện tại, có một sự kiên định về những nhận thức sai lầm của mình với gia đình, nó dằn vặt và khiến tâm tính T cũng đổi thay rất nhiều. Một khi thân chủ đã chịu mở lòng và chủ động, quá trình tham vấn cũng sẽ thuận lợi hơn. Đối với trường hợp của thân chủ T đòi hỏi phải trải qua nhiều phiên tham vấn để tạo niềm tin, thiết lập mối quan hệ sau đó là một kế hoạch để thay đổi nhận thức và hành vi sai lệch. Tiếp theo đó là nhiều buổi trao đổi tiếp xúc, mối quan hệ với thân chủ cũng đã cải thiện hơn, vui vì thân chủ chịu bày tỏ, sẻ chia và tin tưởng mình. Trong tiến trình làm việc này, tôi cũng khá hồi hộp về phiên tham vấn gia đình, một sự đối mặt với người cha của mình, nguồn gốc cho những nhận thức sai lầm ở hiện tại của T. Đó là phiên tham vấn đáng nhớ, hình ảnh một người cha già ngồi bày tỏ với con mà tôi chắc chưa có một lần hai cha con T ngồi đối mặt với nhau mà chia sẻ như thế này. Một buổi nói chuyện rất lâu, có tủi hờn, trách móc, giận dỗi và cuối cùng những giọt nước mắt, trong buổi chiều hôm ấy tôi chỉ là người kết nối hai người thân lại với nhau, lắng nghe và phân giải, vậy mà sau bao năm mọi hiểu lầm và nghi ngờ của T đối với cha, cũng như sự yêu thương và khổ đau của người cha, cuối cùng vỡ òa trong những cung bậc cảm xúc buồn vui, họ đã chịu nhìn nhau bật khóc.
Ảnh: Buổi tham vấn tâm lý với 2 cha con T
Tôi vẫn nhớ như in nụ cười của T ngày ra viện cũng là ngày kết thúc một tiến trình dài tham vấn. T đã kết nối được với gia đình và cả bản thân tôi cũng thấu cảm với T sau một thời gian đằng đẵng khi “đặt đôi chân của mình vào giày của người khác”. Khi kết thúc một ca tham vấn là thêm một lần trưởng thành trong chuyên môn nghề nghiệp, vậy nên bên cạnh những kiến thúc chuyên môn thì việc vận dụng những kỹ năng trong tham vấn là điều nhà tham vấn phải trao dồi mỗi ngày.