Vậy động kinh là gì?
Động kinh là tình trạng trong đó một sự phát sinh quá độ về thần kinh hay điện trong não bộ khiến cho một người có các cử động bất thường hay bị hôn mê hoặc trong một số trường hợp có các cảm giác bất thường.”
Động kinh là một từ bao trùm cho tình trạng gây ra bởi nhiều nguyên do và có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. “Nó có thể do di truyền, có thể do các lý do về gen, có thể gây ra vì bị nhiễm trùng, bị chấn động lúc sinh nở, bị thương tích ở đầu hay cả do những thứ như đột quỵ hay khối u trong não.”
Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám), gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Điều này làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động.
Biểu hiện của cơn động kinh sẽ phụ thuộc tùy vào vùng vỏ não bị kích thích. Các cơn động kinh có thể xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như từ vắng ý thức, co giật, co cứng, chân tay hoặc toàn thân.
Cơn co giật do động kinh thường xuất hiện một cách đột ngột, và có tính chất lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định đối với những cơn co giật cục bộ hoặc toàn thân điển hình, có đặc điểm giống nhau. Việc kiểm tra trong điện não đồ có sóng nhọn bất thường.
Một số trường hợp các bệnh khác cũng có thể là tác nhân gây nên cơn co giật, ví dụ như hạ đường huyết, say nắng, sử dụng rượu bia, hạ canxi huyết, tăng natri huyết, hoặc các chất gây nghiện quá mức giới hạn cho phép...
Làm gì khi nghi ngờ mình bị động kinh?
Khi nghi ngờ minh bị động kinh người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa tâm thần, bệnh nhân sẽ được đo điện não đồ để cho thấy hoạt động của não liên quan tới động kinh. Hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy tổn thương não hay không. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn thuốc phù hợp với tuổi, giới, cơn động kinh.
Điều trị động kinh là kiểm soát cơn động kinh. Những trường hợp bệnh nhân bị động kinh do tổn thương não thường rất khó khăn trong điều trị. Thời gian điều trị để cắt được cơn động kinh thường phải kéo dài.
Điện não đồ là gì?
Điện não đồ hay viết tắt là EEG (electroencephalogram) là viết tắt của kỹ thuật đo điện não đồ, một thăm khám đo lường các hoạt động điện và các sóng trong não bộ. Đo điện não đồ có thể phát hiện những sóng điện não bất thường trong một số bệnh lý thần kinh.
Điện não đồ là một kiểm tra được sử dụng để phát hiện các bất thường liên quan đến hoạt động điện của não. Thủ tục này theo dõi và ghi chép các mẫu sóng não. Đĩa nhỏ bằng kim loại với dây mỏng (điện cực) được đặt trên da đầu, và sau đó gửi tín hiệu đến một máy tính để ghi lại kết quả. Hoạt động điện bình thường trong não có thể được nhận biết qua mô hình. Thông qua kiểm tra EEG, các bác sĩ có thể tìm kiếm các mẫu bất thường dẫn đến co giật và các vấn đề khác.
Lợi ích của việc đo điện não đồ là gì ?
1. Đo Điện não đồ đặc biệt quan trọng giúp phát hiện các rối loạn chức năng của bộ não trong các bệnh lý thần kinh:
- Chẩn đoán và theo dõi động kinh hay các rối loạn co giật khác
- Hỗ trợ chẩn đoán chết não
- Đánh giá mức độ thức tỉnh trong gây mê
2. Đo Điện não đồ còn có thể theo dõi chức năng não trong các bệnh lý khác:
- U não
- Chấn thương đầu
- Rối loạn chức năng não
- Viêm não
- Đột quị
- Rối loạn giấc ngủ
- Sa sút trí tuệ
Đo điện não đồ có tác hại gì không ?
Người bệnh hoàn toàn yên tâm vì điện não đồ là phương pháp an toàn và vô hại, không có bất kỳ dòng điện nào truyền vào cơ thể người bệnh, điện não đồ chỉ giúp ghi lại các hoạt động điện của vỏ não người bệnh mà thôi.
Tại sao phải đo điện não đồ?
Lý do phổ biến nhất để tiến hành kiểm tra EEG là để chẩn đoán và theo dõi rối loạn co giật. Điện não đồ cũng có thể giúp xác định nguyên nhân của các vấn đề khác như: rối loạn giấc ngủ và những thay đổi trong hành vi. Điện não đồ đôi khi được dùng để đánh giá hoạt động của não sau chấn thương đầu nghiêm trọng, vấn đề về tim hoặc ghép gan. Đo EEG có thể thực hiện trên cả người lớn và trẻ em
Việc đọc kết quả điện não đồ của trẻ em là khó khăn hơn. Điều này là do những thay đổi EEG trong thời thơ ấu. Người lớn thường phát triển ở tuổi 15. Như mô hình điện não đồ ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể thay đổi đáng kể, đọc kết quả điện não đồ cẩn thận là cần thiết.
Bạn cần chuẩn bị gì khi Đo điện não đồ ?
1. Gội đầu sạch sẽ đêm trước ngày đo, không dùng dầu dưỡng tóc, gel tạo nếp tóc.
2. Tránh uống cà phê trong ngày đo điện não.
3. Nói rõ cho bác sỹ biết nếu người bệnh đang dùng thuốc, có đặt máy tạo nhịp…
4. Nếu cần hẹn người bệnh đo điện não giấc ngủ, người bệnh cần phải thức khuya, dậy sớm vào tối hôm trước (ngủ lúc 0 giờ và dậy lúc 3 giờ), không được ngủ trong thời gian chờ đo điện não.