tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr

tại fb88 thể thao

//jsolans.com


Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế Điều dưỡng

   Ngày Quốc tế Điều dưỡng hằng năm được các nước trên thế giới tổ chức vào ngày 12 tháng 5, ngày sinh của bà Florence Nightingale, để tưởng nhớ những cống hiến to lớn của Bà đối với việc hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại cũng như sự ghi nhận, tôn vinh của xã hội về vai trò  của người điều dưỡng trong chăm sóc con người, đặc biệt là chăm sóc người bệnh.
   Florence Nightingale (1820 – 1910) Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Ý và có liên hệ cao cấp trong chính phủ Anh quốc. Do đó mà bà bị cấm không cho đi làm những nghề nghèo hèn như nghề y tá lúc bấy giờ. Tuy nhiên, từ nhỏ bà đã thể hiện thiện tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo. Năm 1847, bà vào học và làm việc tại một bệnh viện ở Đức. Dù gặp nhiều trở ngại về quan điểm xã hội và gia đình đối với nữ giới khi tham gia học về y tế và làm việc tại bệnh viện. Năm 1853, bà học thêm ở Paris (Pháp) sau đó trở lại London và điều hành một bệnh viện. Năm 30 tuổi, bà điều hành và tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ tại London. Trong vòng 2 năm, bà đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo uy tín tại các bệnh viện nước Anh.
   Những năm 1854-1855, chiến tranh Crimée nổ ra, bà được Chính phủ Anh điều sang Thổ Nhĩ Kỳ với cương vị chỉ huy đội điều dưỡng và tổ chức chăm sóc thương bệnh binh của quân đội Hoàng gia Anh tại mặt trận, cùng với 38 phụ nữ Anh khác. Lúc này, các bệnh viện tiền phương luôn trong tình trạng bẩn thỉu. Binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế và yêu cầu phải dọn dẹp sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm trùng. Nhờ đó đã giảm tỷ lệ chết của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Trong đêm, Florence thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh.
1
Ảnh: nguồn từ internet
 
   Hình ảnh này đã để lại trong trí nhớ và tình cảm của những người thương binh hồi đó, vì thế, các thương binh đã đặt cho bà danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn” hay “Thiên thần trong bệnh viện”.
      Kìa! trong giờ phút đớn đau
      Tôi thấy Cô đến với cây đèn
      Lướt qua những bóng mờ bi đát,

      Thấp thoáng từ phòng này sang phòng khác.
   Sau khi trở lại nước Anh, bệnh tật mắc phải trong chiến tranh đã làm cho Bà mất khả năng làm việc trực tiếp tại bệnh viện. Bà được nhân dân và các chiến sĩ Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, bà đã dùng số tiền này sử dụng vào việc thành lập Trường Điều dưỡng Nightingale ở London vào năm 1860 cùng với chương trình đào tạo 1 năm. Sự kiện này đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Kể cả khi sức khỏe suy yếu không còn đi lại được, Bà vẫn được Chính phủ Mỹ luôn xin ý kiến về việc tổ chức các bệnh viện dã chiến để chăm sóc thương bệnh binh tại chiến trường trong cuộc nội chiến Mỹ. Florence Nightingale mất ngày 13/8/1910. Hình ảnh “người phụ nữ với cây đèn” trong những năm tháng chiến tranh sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Tấm lòng tận tụy, hết mình, thầm lặng và yêu thương con người của bà trở thành biểu tượng, tôn chỉ của ngành điều dưỡng. Và chũng chính từ đó, hình ảnh cây đèn trở thành biểu tượng của ngành điều dưỡng. Nghi thức thắp đèn dầu và đọc lời thề của Florence Nightingale đã trở thành nghi thức chính thức của sinh viên điều dưỡng trong lễ tốt nghiệp ở nhiều trường điều dưỡng trên thế giới.
   Ngày 12/5/1965 Hội đồng Quốc tế Điều dưỡng đã quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hàng năm, ngày sinh của Florence Nightingale làm Ngày Quốc tế Điều dưỡng để tôn vinh, tưởng nhớ công lao của Bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Bà đã xây dựng. Florence Nightingale đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng thế giới.
   Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước tổ chức ngày Quốc tế điều dưỡng 12 tháng 5 nhằm vinh danh và ghi nhận những đóng góp to lớn của nghề điều dưỡng đối với người bệnh, ngành y tế và xã hội. Ở nhiều quốc gia như Anh, Úc, Hoa Kỳ, Canada,  v.v… sự kiện này được tổ chức kéo dài một tuần, kết thúc vào ngày 12 tháng 5, được gọi là Tuần Quốc tế Điều dưỡng.
   Tại Việt Nam, năm 2018, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 tháng 5. Ngày 05/2/2018 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 145/KCB-ĐD đề nghị Giám đốc  Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành, Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có nội dung “Tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng hoặc tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5”. Hoạt động này nhằm tôn vinh giá trị nghề nghiệp, vinh danh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc người bệnh tại đơn vị, đồng thời cũng động viên người điều dưỡng yêu ngành nghề, yên tâm công tác, nâng cao năng lực cá nhân, tiếp tục công hiến sức lực trí tuệ và hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
   Thực hiện chủ chương của Bộ Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc đã hưởng ứng rất sôi nổi. Triển khai nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 tháng 5 như:  Tổ chức Lễ kỷ niệm, Hội thi điều dưỡng giỏi; Hội thi điều dưỡng truyền thông giỏi; thi giao tiếp ứng xử, thăm hỏi; tặng quà miễn phí cho người bệnh; … Đây là dịp để các cấp Lãnh đạo ghi nhận và biểu dương những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn của đội ngũ điều dưỡng trong cả nước, đồng thời động viên người điều dưỡng yêu và có trách nhiệm hơn với ngành, nghề. Đây cũng là dịp để đội ngũ điều dưỡng hiểu rõ hơn lịch sử phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh, tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế.

Tác giả bài viết: Hồng Phượng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây