tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr

tại fb88 thể thao

//jsolans.com


Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám tâm lý

     Trên thực tế, khi đối diện với các vấn đề tâm lý ở trẻ em, nhiều cha mẹ thường cho rằng ở con trẻ sẽ không có gì để lo lắng hay buồn bã... mọi chuyện đơn giản rồi sẽ qua thôi. Nhưng bên cạnh các bệnh về thể lý, thì sức khỏe tinh thần cũng là một yếu tố cần được quan tâm. So với nhiều chuyên khoa khác, tâm lý trong môi trường bệnh viện là một lĩnh vực còn khá mới mẻ với nhiều người. Chính vì thế, phụ huynh còn e dè khi đưa trẻ đến phòng khám tâm lý để được hỗ trợ. Đối diện với các vấn đề tâm lý ở trẻ em, phụ huynh dễ có hai cách nhìn nhận khá cực đoan. Nhiều người cho rằng ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", con trẻ sẽ không có gì để lo lắng hay buồn bã. Ở thái cực ngược lại, nhiều bậc cha mẹ lại sợ hãi và mặc cảm vì liên tưởng đến các bệnh lý "tâm thần", "khùng điên"…
     Giống như người lớn, trẻ em cũng sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống - thời điểm chúng cần sự giúp đỡ, hướng dẫn hoặc chỉ cần ai đó lắng nghe. Nhiều trẻ có xu hướng ngại ngùng khi trò chuyện cùng cha mẹ, giấu diếm nhiều thứ vì sợ cha mẹ trách móc hay do xấu hổ. Khi những khó khăn không biết chia sẻ cùng ai sẽ khiến sức khỏe tinh thần ngày càng sa sút và gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm.
     Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám tâm lý? Phụ huynh có thể tham khảo một số dấu hiệu điển hình về tâm lý bất thường của con sau đây.
kham tl
Ảnh minh hoạ
1. Sự thay đổi trong thói quen ăn và ngủ

Nếu thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của con thay đổi đáng kể, cha mẹ cần chú ý đó có thể là các dấu hiệu đáng báo động. Ví dụ như con ngủ quá nhiều, không ngủ, hoặc chán ăn, thèm ăn quá mức,... Một số các dấu hiệu nói trên có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn ăn uống.

2. Hành vi có tính phá hoại

Các hành vi có tính phá hoại có thể bao gồm việc tự làm đau bản thân thân, hoặc bao gồm cả hành vi sử dụng rượu hoặc các chất cấm.
Thông thường, việc tự làm đau là biểu hiện của những cảm xúc tức giận, đau đớn hoặc oán giận. Sự giúp đỡ của một nhà trị liệu có thể tạo ra một thế giới khác biệt trong những tình huống này. Điều quan trọng là cha mẹ cần cho trẻ tới gặp các chuyên gia tâm lý để có thể chẩn đoán và trị liệu nhằm giảm thiểu các hành vi có tính phá hoại.

 3. Cảm xúc buồn và lo lắng tiêu cực

Nếu một đứa trẻ có vẻ lo lắng, buồn bã hoặc cáu kỉnh một cách bất thường trong một thời gian dài và điều đó làm cản trở việc sinh hoạt thường ngày, nó có thể đơn thuần là việc con khóc nhiều hoặc lo lắng quá mức. Lúc này, cha mẹ nên tìm tới sự giúp đỡ của chuyên gia.

 4. Hành vi gây rối

Sẽ có những trường hợp, con có các hành vi gây xáo trộn gia đình hoặc khiến chính bản thân con gặp rắc rối ở trường. Nhiều trẻ thể hiện cảm xúc thông qua các hành vi tiêu cực, chẳng hạn như đánh nhau với bạn bè. Trước khi bắt đầu áp dụng các biện pháp kỷ luật với trẻ, cha mẹ nên cân nhắc tìm tới các chuyên gia để hiểu về tâm lý tiềm ẩn đằng sau những hành vi của trẻ.

 5. Tự cô lập

Trẻ tự cô lập hoặc bị cô lập với bạn bè, ví dụ như việc từ chối tham gia các hoạt động cùng bạn bè, có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn đang xảy ra.. Sẽ thực sự đáng lo ngại nếu hành vi này hoàn toàn khác so với tính cách thông thường của trẻ.
Cô lập bản thân có thể là một dấu hiệu của trầm cảm hoặc lo âu. Nó cũng có thể là dấu hiệu của bắt nạt. Hãy đặt câu hỏi về sự thay đổi và khyến khích con thảo luận về những gì chúng đang trải qua với một chuyên gia.

6. Sự thoái lui

Trẻ thoái lui sau những thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như sự ra đời của anh chị em mới, chuyển nhà hoặc việc ly hôn của cha mẹ là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện của sự thoái lui như sợ hãi quá mức, giận dữ và bị ám ảnh mà không gắn với các thay đổi lớn, sẽ là dấu hiệu của vấn đề tâm lý ở trẻ.

7. Những biểu hiện ở thể chất

Đôi khi các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ có thể ở dạng các triệu chứng thể chất, chẳng hạn như đau đầu và đau bụng. Khi cha mẹ đã loại trừ bất kỳ vấn đề y tế nào với nhà chuyên môn, bước tiếp theo mà cha mẹ nên làm là gặp chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

8. Thường xuyên nói về cái "chết"

Trẻ em khám phá khái niệm về cái ‘chết’ và nói về nó một cách tò mò là điều bình thường, đặc biệt là sau khi trẻ mất đi thú cưng hoặc thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc lặp đi lặp lại những lời nói về nó lại là một điều hoàn toàn khác. Nếu con thường xuyên nói về cái chết, hãy liên hệ ngay lập tức tới các chuyên gia tâm lý.
Đừng chủ quan với các dấu hiệu rối loạn tâm lý ở trẻ. Cha mẹ có thể dựa trên các thông tin trong bài viết này để cân nhắc về việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý trong việc đồng hành và hỗ trợ con.

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây