tại fb88 thể thao - Gia Nhập vn86 Thưởng Đăng Ký 16Tr

tại fb88 thể thao

//jsolans.com


Các rối loạn tâm thần liên quan đến Internet

Các rối loạn tâm thần liên quan đến Internet
Những năm gần đây internet phát triển mạnh, các rối loạn tâm thần liên quan đến internet cũng ngày càng nhiều, nghiện internet nói chung trong đó bao gồm nghiện game online,  nghiện facebook, nghiện truyện, phim online, nghiện phim sex…  những người nghiện internet phải đối mặt với những rắc rối ngày càng lớn trong cuộc sống hàng ngày ở nhà, tại nơi làm việc, nơi học tập và  ngoài  xã hội. Lạm dụng internet có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần với 2 nhóm triệu chứng sau đây:
   - Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy
   - Nhóm triệu chứng trầm cảm
Về mặt cơ học, một người nghiện internet là khi người đó sống trong thế giới ảo của internet liên tục 4h trở lên mỗi ngày (ngoài công việc) và kéo dài hơn một tháng được đánh giá là nghiện. Theo thời gian và mức độ phụ thuộc vào internet, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc.
Cụm từ được giải thích như sau: Khi chơi game, chơi facebook… người ta nhận thấy não người chơi có sự tăng giải phóng dopamine, tăng sản xuất các morphin nội sinh. Các chất này tạo lên sự khoan khoái cho người chơi, dần dần họ trở thành nghiện. Ngoài ra, các triệu chứng của nghiện internet cũng tương tự những triệu chứng của nghiện ma túy: thèm chơi game, mạng  xã  hội; dùng internet liên tục không nghỉ và không kiểm soát  được; bỏ bê công việc.
 Đầu năm 2019, tổ chức y tế thế giới WHO đã cho nghiện game online vào bảng phân loại bệnh tâm thần (ICD 11).
Các dấu hiệu của nghiện game và mạng xã hội
   - Chơi game và vào mạng xã hội ngày càng nhiều về thời gian.
   - Luôn nghĩ về game hoặc mạng  xã hội trong khi làm các việc khác.
   - Người chơi game và mạng xã hội thoát ly với các vấn đề của cuộc sống thực tại, họ bị lo âu hoặc trầm cảm.
   - Nói dối gia đình và bạn bè để che dấu việc chơi game hoặc vào mạng xã hội.
Mức độ nào thì cần chữa trị?
 Theo các bác sĩ ở phòng điều trị nghiện chất (Viện tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai), để  xác định bệnh nghiện internet nói chung là: những người sử dụng máy tính để vào mạng nhiều đến mức cản trở cuộc sống bình thường, cô lập mình với cộng đồng, sự tập trung dành cho internet mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống và ngày càng tăng thời gian dùng internet, lâu dài xuất hiện triệu chứng giống như trầm cảm hoặc nghiện ma túy(thèm chơi game, mạng xã hội; dùng internet liên tục không nghỉ và không kiểm soát được; bỏ bê công việc, cảm xúc không ổn định, nếu bị buộc cai thì sinh phản ứng tiêu cực, vật vã…).
Điều trị
Điều trị nghiện game và mạng xã hội cũng giống như điều trị nghiện ma túy. Do máy tính đã trở thành phổ biến nên việc cai nghiện có phần khó khăn hơn. Đối với người nghiện game và mạng xã hội, chơi game online và vào mạng xã hội cũng quan trọng như ăn, uống và hít thở vậy. Cần phải làm các bước sau:
   - Ngừng hoàn toàn việc chơi game và vào mạng xã hội. Không thể cai nghiện bằng cách giới hạn thời gian chơi, điều này giống như nghe người nghiện rượu hứa rằng họ sẽ bỏ rượu mà chuyển sang uống bia…
   - Cắt cơn cai nghiện game online và mạng xã hội bằng thuốc an thần và chống trầm cảm.
   - Điều trị củng cố chống tái phát.
Các liệu pháp tâm lý-xã hội
   - Từ bỏ internet
Đây là sự hy sinh rất lớn của các thành viên khác trong gia đình bệnh nhân nghiện. Bệnh nhân bị buộc phải từ bỏ internet hoàn toàn, nghĩa là không được chơi dù chỉ 1 phút. Nhiều người đã lầm tưởng rằng chỉ cần giới hạn thời gian chơi mỗi ngày dưới 1 giờ là đủ. Điều này là sai lầm vì bệnh nhân nghiện game đã mất khả năng kiểm soát việc chơi game. Khi được chơi game 1 giờ mỗi ngày, họ lại muốn chơi game lâu hơn. Khi bị cấm ở nhà, họ sẽ tìm cách chơi ở nơi khác (ở cơ quan, ở quán internet).
Với người nghiện là những người làm việc tại những nơi có tiếp xúc với máy vi tính có kết nối internet, họ sẽ phải chuyển sang làm những việc khác, thậm trí phải bỏ nghề để đảm bảo nguyên tắc không tiếp cận với máy tính có kết nối internet. Đây là quyết định khó khăn bởi với nhiều người họ phải từ bỏ một công việc tốt. Nhưng thực tế, trong thời gian nghiện, người nghiện cũng không thể làm được gì với công việc của mình.
   - Tăng cường các hoạt động thể lực và hoạt động văn hóa
Người nghiện sẽ bị bắt buộc thực hiện các hoạt động thể thao như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, đá bóng và bơi lội. Họ có thể tham gia các chuyến tham quan, các hoạt động ngoại khóa (cắm trại) của trường và cơ quan để tăng cơ hội giao tiếp với xung quanh, quên đi cảm giác thèm chơi game và tăng khả năng hòa nhập với cuộc sống thực tại.
Người nghiện nên tham gia các hoạt động văn hóa như ca nhạc, ngâm thơ, đọc sách báo giấy để tìm hiểu về các vấn đề của cuộc sống. Sẽ là rất tốt nếu người nghiện game tìm hiểu các thông tin về bệnh của mình.
   - Các liệu pháp tâm lý
Người nghiện có thể tham gia vào liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi. Họ cũng có thể tham gia các nhóm trao đổi thông tin về cách thức vượt qua cảm giác thèm chơi game với những người khác.
Thời gian điều trị củng cố
Chưa có số liệu nào về thời gian điều trị củng cố cho nghiện game online và mạng  xã  hội. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng phải điều trị nghiêm túc và đầy đủ như  nghiện  ma túy. Vì vậy thời gian điều trị củng cố được khuyên là trong nhiều năm (tối thiểu 6 năm).
 Tư vấn cho gia đình:
   - Tư vấn cho người nghiện.
Cảm thấy bồn chồn khi cố gắng ngừng chơi game hoặc vào mạng xã hội.
   - Tư vấn cho bố mẹ
Khi thấy con mình có các dấu hiệu của nghiện nêu trên, bố mẹ hãy xem con mình có các dấu hiệu sau đây không:
   - Ngây ngô, đần độn  khi chơi game hoặc vào mạng xã hội và một thời gian sau khi chơi.
   - Hậu quả xấu do chơi game hoặc vào mạng xã hội (kết quả học tập, các mối quan hệ…).
   - Phản ứng mạnh mẽ khi bị hạn chế thời gian chơi game hoặc vào mạng xã hội.
Nếu có thì cần nghi ngờ con mình đã bị nghiện game online hoặc nghiện mạng xã hội và nên đưa đi khám ở các bác sĩ tâm thần.

Nguồn tin: TS. Bùi Quang Huy-Chủ nhiệm khoa Tâm thần-Bệnh viện 103 -Báo tiền phong cơ quan trung ương của đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây